Xin giới thiệu bài viết của Nhà nghiên cứu Chữ Việt Cổ Lê Đình Lai:
CHỮ VIỆT CỔ -
NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC !
Lê Đình Lai
Lâu nay, một bộ phận không nhỏ dân ta cho rằng dân tộc ta không có
chữ. Chữ mà chúng ta dùng trước kia là do người Tàu mang lại. Chữ quốc ngữ mà
ta đang dùng hiện nay là do người Tây mang lại...
Không phải! Tổ tiên ta từ xa xưa đã có chữ viết riêng.
Xin nhớ cho rằng loại chữ vuông tượng hình kia được Sĩ Nhiếp đưa vào, bắt dân
ta học từ năm 187 sau CN, không cho dân ta học
chữ vốn có của tổ tiên để lại từ trước đó rất lâu. Ở thôn Lỗ Khê, ( thuộc xã
Liên Hà, huyện Đông Anh-Hà Nội ngày nay) còn có di tích gò Bút-Nghiên, nơi chôn
dấu để lưu giữ bút và nghiên của thầy giáo Điện Hưng mở trường dạy học ở vùng
này từ năm 290 trước CN, thời Hùng Duệ Vương với lời truyền lay động lòng
người: "Phải giữ lấy bút và nghiên, nếu để mất, con cháu làng sẽ sa vào
vòng dốt nát"
Cũng xin được nhắc lại rằng, chữ theo hệ ngữ Latin mà ta đang dùng hiện nay
-được gọi là chữ quốc ngữ- cũng chỉ mới hoàn thiện dần, phổ cập, thịnh hành từ
đầu thế kỷ XX thôi, mặc dù đã được "người Tây" (các lái buôn, giáo sĩ,cha
cố truyền đạo manh nha làm từ những năm cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVll.
Chúng ta vẫn luôn biết ơn, không phủ nhận công lao của các nhà truyền đạo
phương Tây trong việc xây dựng bộ chữ theo hệ ngữ Latin cho dân tộc ta. Nhưng
ta cũng cần biết bản chất của việc "Latin hóa" này là gì để có nhận
thức đúng đắn về việc này.
Xin hãy đọc lại một đoạn hồi ký của Alexandre de Rhodes: Người thầy giáo của
tôi là một thiếu niên bản sứ mười ba tuổi. Cậu dậy tôi tiếng và chữ bản địa.
Chữ cậu dạy tôi không phải là thứ chữ vuông.Trong vòng ba tuần lễ, tôi đã học
hết đươc các chữ, nắm hết được cung bậc, âm sắc tiếng nói bản địa của
cậu."
Ta có thể hình dung: "thầy nhỏ" dạy "trò lớn" chữ và tiếng
bản địa. "Trò lớn" dạy "thầy nhỏ" tiếng, chữ Latin và những
điều cần biết, cần làm khi hành lễ... Mối quan hệ tương tác ấy giúp ích rất
nhiều cho việc "Latin hóa" bộ chữ bản địa, đẩy nhanh việc xây dựng bộ
chữ của người Việt theo mẫu tự Latin. Đến năm 1651 cuốn tự điển Việt- Bồ- La
được xuất bản lần đầu ở Roma với tên tác giả là Alexandre de Rhodes, trên cơ sở
tiếp thu những thành quả về mặt này của các giáo sĩ đi trước ông nữa.
Như vậy, bản chất của bộ chữ quốc ngữ là LATIN HÓA BỘ CHỮ CÓ SẴN Ở BẢN
ĐỊA.
Chúng tôi nghĩ, rất may mắn cho A.Rhodes là gặp được chữ và tiếng nói của ta là
đơn âm, tượng thanh. Và cũng rất may mắn cho dân tộc ta là gặp được những giáo
sĩ nhiệt tâm, năng nổ, bất kể động cơ, mục đích của họ là gì. Các nước xung
quanh ta, nước nào cũng muốn Latin hóa bộ chữ của họ, mặc dù họ đầu tư khá
nhiều tiền của, thời gian nhưng cũng không làm được vì ngôn ngữ của họ là ngôn
ngữ tượng hình...
Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền - ngưòi đã danh gần 60 năm của cuộc đời hơn 80 tuổi
của mình đã sưu tầm, giải mã thành công bộ chữ cổ của tổ tiên Lạc Việt đã dùng
hình tượng để chỉ bộ chữ quốc ngữ như sau: Đây là ông già Viêt Nam trút bỏ áo
the khăn lượt để khoác lên mình bộ Com lê Ca
vát chứ không phải là ông Tây nhập cảnh.
Việc tổ tiên ta từ xa xưa có chữ viết riêng, được ngay các nhà làm sử của kẻ đô
hộ công nhận.
Các sách cổ sử Trung Hoa như Thuyết văn giải tự, Thông giám cương mục... đều
ghi sự kiện Hùng Quốc Vương (2345 trước CN) có biếu tặng vua Nghiêu một con rùa
lớn được gọi là Thần quy thiên tuế, trên lưng có khắc chữ khoa đẩu ghi rõ sự
việc từ khai thiên lập địa đến ngày nay (đời Hùng Quốc Vương). Việc vị vua đầu
tiên của dòng họ Hồng Bàng là Kinh Dương Vương làm chủ phương Nam... việc Sùng
Lãm (tức Lạc Long Quân) với sự tích bọc trăm trứng thủy tổ của Bách Việt...
Xin lưu ý một điều: văn tự ghi khắc trên mai rùa thời Hùng Quốc Vương đã là thứ
văn tự hoàn chỉnh, soạn thảo thành văn bản được rồi thì gần một ngàn năm sau,
Thương Hiệt mới dựa vào những vết chân chim đậu trên cát để xây dựng nên những
chữ đầu tiên, làm cơ sở cho chữ Tầu cổ sau này...
Gần đây, báo cáo khảo cổ học của Trung Quốc
ngày 20/2/2012 công bố: Văn bản chữ cổ trên bình gốm ở di chỉ Bán Pha ll có
tuổi 12.000 năm là chữ của người Lạc Việt. Điều này phù hợp với nghiên
cứu của các nhà khoa học thế giới- trong đó không ít
người là người Mỹ gốc Hoa : khoảng hơn 12.000 năm trước các dân tộc Bách Việt
đã sinh sống ở đồng bằng Trung Hoa, từ phía nam sông Dương Tử trở lại. Thời
gian này, tộc người Hoa Hạ -thủy tổ của người Trung Hoa cổ chưa ra đời
Năm 1923, nhà khảo cổ học người Pháp- bà Madelene Colani khai quật di chỉ khảo
cổ ở chân núi Lam gan-Hòa Bình (có tuổi 10.000 năm) phát hiện nhiều công cụ đá,
dấu tích động thực vật đã được thuần dưỡng từ 10.000 năm trước... Đặc biệt là
có những đĩa gốm, nung ở nhiệt độ thấp, có khắc chữ ...
Hội nghị quốc tế về thời tiền sử ở vùng viễn đông do Viễn Đông bác cổ Đông
Dương tổ chức ở Hà Nội năm 1932 đã làm đảo lộn nhận thức của giới học giả thế
giới: Không phải là Lưỡng Hà mà Hòa Bình-VN mới là trung tâm phát minh nông
nghiệp và sản xuất nông nghiệp cùng chăn nuôi gia súc đầu tiên của thế giới.
Văn hóa Hòa Bình của Việt Nam có trước Lưỡng Hà khoảng 3.000 năm tuổi...
Dẫn ra với các bạn một phần thông tin như vậy để thấy quá khứ của dân tộc ta,
tổ tiên ta huy hoàng lắm. Về mặt ngôn ngữ, văn tự chúng ta có thể tự hào rằng
tổ tiên Bách Việt chúng ta là một trong số tộc người đầu tiên sáng tạo ra chữ
viết tượng thanh cho nhân loại.
Xin dùng bức ảnh chụp bài thơ CHỮ CỦA TỔ TIÊN được viết bằng chữ Việt cổ và chữ
quốc ngữ để kết thúc bài viết này:

L.Đ.L