Đó là phố Nguyễn Công
Trứ, đoạn từ ngã tư phố Huế-Nguyễn Công Trứ-Tô Hiến Thành ( thời xưa vẫn gọi là
Ngã tư nhà Rượu ) đến ngã ba Hòa Mã-Nguyễn Công Trứ.
Thời bao cấp, hai bên vỉa hè đoạn này có đến hàng chục người bầy “Đồ nghề” là những chiếc lò than nhỏ nướng các dụng cụ bằng sắt để hàn dép nhựa. Hồi đó dép nhựa Tiền Phong quí hiếm được “phân phối” chứ không bán ngoài; Khi dép bị đứt hoặc rách người ta đưa đến đây để hàn. Dưới bàn tay khéo léo của các bác thợ…đường, đôi dép lại lành lặn trông như chưa bị làm sao! Không chỉ dép Tiền Phong mà các loại dép “gia công” cũng được hàn vá rất đẹp…đi còn chán!
Thời bao cấp, hai bên vỉa hè đoạn này có đến hàng chục người bầy “Đồ nghề” là những chiếc lò than nhỏ nướng các dụng cụ bằng sắt để hàn dép nhựa. Hồi đó dép nhựa Tiền Phong quí hiếm được “phân phối” chứ không bán ngoài; Khi dép bị đứt hoặc rách người ta đưa đến đây để hàn. Dưới bàn tay khéo léo của các bác thợ…đường, đôi dép lại lành lặn trông như chưa bị làm sao! Không chỉ dép Tiền Phong mà các loại dép “gia công” cũng được hàn vá rất đẹp…đi còn chán!
Sau năm 1975, người
ta mang từ miền Nam ra cơ man nào là xe máy cũ, nhiều chiếc bị nứt hoặc rách yếm.
Lập tức đoạn phố này chuyển đổi từ hàn dép nhựa sang hàn…yếm xe máy. Nhiều chiếc
yếm xe máy cũ rích rách nhiều chỗ được hàn và “mông má” trông lại…long lanh.
”Phố hàn nhựa” tồn
tại như thế một thời gian khá dài, sau một phần vì trật tự đô thị không cho phép
cản trở vỉa hè, phần vì Xe máy đã được nhập khẩu và sản xuất nhiều trong nước, nên
Phố thì còn mà nghề hàn nhựa biến mất lúc nào không hay.
Một thời khó khăn
một thời khắc phục như thế đó!
L.T.H.
Ảnh minh họa sưu tầm


Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét