Thứ Hai, 1 tháng 7, 2024

KIẾN NGHỊ TỔNG BÍ THƯ! Thơ. Lê Trường Hưởng

KIẾN NGHỊ TỔNG BÍ THƯ!

 ( Rất tiếc đã không kịp...)

Kiến nghị trình lên Tổng Bí Thư:

Kịp thời kỷ luật Đảng viên hư

“Cúng dường” Tiến Sĩ ngang nhiên nhỉ!

Dạy Luật công khai bỏ Luật ư?

Quỳ lạy dưới chân Trò “Thượng Tọa”

Cúi đầu trước gã áo nhà sư

Chống lưng làm những điều gian dối

Xin hãy thẳng tay để loại trừ!

 

L.T.H.

Hình minh họa sưu tầm 



LƯU Ý KHI KẾT BẠN! Thơ. Lê Trường Hưởng

LƯU Ý KHI KẾT BẠN!

 

Xin ai muốn kết bạn cùng tôi

Đầy đủ thông tin hãy gửi lời

Giới tính rõ ràng nam hoặc nữ

Học hành nghề nghiệp tất nhiên rồi

Năm sinh để thấy già hay trẻ

Quê gốc nơi sinh sống hiện thời

Quan hệ đàng hoàng trên mạng ảo

Biết đâu thân thiết ở ngoài đời?

 

L.T.H.

Hình minh họa sưu tầm


CHUYÊN…LÀM TRÁI! Thơ. Lê Trường Hưởng

CHUYÊN…LÀM TRÁI!

 

Hỏa táng chia thành ba lọ tro

Bắc Trung Nam gắng đặt trên gò

Đồng bào tưởng niệm không phiền phức

Bè bạn viếng thăm chẳng phải lo

Ngược dặn: linh đình làm lễ lớn

Sai lời: hoành tráng dựng Lăng to

Tạo ra tiền lệ chuyên làm trái*

Đến lượt bỏ qua ý Chủ Lò!

 

L.T.H.

* - Di chúc Cụ Hồ dặn “Chớ nên điếu phúng linh đình”
hỏa thiêu chia làm 3 lọ tro đặt ở 3 nơi cao ráo của ba miền
để đồng bào dễ đến nhưng lại tổ chức tang lễ linh đình và xây Lăng to tướng!
- TBT Nguyễn Phú Trọng muốn an nghỉ ở quê hương không
chiếm đất của dân xây lăng mộ, nhưng lại đưa vào Mai Dịch!  


 

VÌ TINH TÚ SỐ 14. Thơ. Lê Trường Hưởng

VÌ TINH TÚ SỐ 14

 

“Mười Bốn” Trời sai xuống dưới trần

Diệt trừ mối bọ giúp người dân

Đốt lò lửa cháy lên chờ sẵn

Củi gộc xếp cao đợi bỏ dần

Thiêu rụi bao nhiêu là gỗ mọt

Ra tro lắm đại thụ sâu thân

Nghe Thiên đình gọi về nhanh chóng

Tinh tú khác theo sau thế chân.

 

L.T.H.

 Hình minh họa sưu tầm 



TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ “SỐ 14” LẠ LÙNG!

Khi tôi đọc về tiểu sử của Tổng bí thư, tôi nhận thấy cuộc đời của ông gắn bó rất nhiều với số 14, không phải chỉ vì ông sinh ra vào ngày 14 Dương lịch và qua đời vào ngày 14 Âm lịch. Số 14 đã gắn bó mật thiết với ông tới nỗi, tôi tự hỏi, phải chăng có một sự tâm linh huyền bí nào đó ở đây?

- Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 Dương lịch và qua đời ngày 14 Âm lịch.

- Ông sinh năm 1944, tức 14 năm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

- Ông là người đứng đầu Đảng nhiệm kỳ thứ 14, lần lượt sau các vị Trịnh Đình Cửu (phụ trách lâm thời), Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh (lần 2), Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh.

- Tên của ông “Nguyễn Phú Trọng” có đúng 14 chữ cái. Nếu tính thêm các chữ cái khác để tạo thành dấu tiếng Việt thì nó sẽ thành 14 + 4 chữ cái. 14-4 chính là ngày sinh của ông.

- Quê của ông xưa thuộc tỉnh Bắc Ninh, khi chuyển khẩu sang Hà Nội thì nó giữ nguyên tên thôn, chỉ đổi tên xã và huyện. Nhưng trùng hợp là dù ở Bắc Ninh hay Hà Nội thì tổng số chữ cái tạo nên tên xã và huyện vẫn là 14. Đó là xã Hội Phụ, huyện Đông Ngàn (Bắc Ninh) nay thành xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

- Nếu tính từ thời điểm nước Việt Nam mới ra đời ngày 2-9-1945, có tổng cộng 14 vị Tổng thống Mỹ xuất hiện và Joe Biden – vị Tổng thống Mỹ cuối cùng bắt tay ông Trọng – chính là người thứ 14 trong danh sách. Nó diễn ra ở thời điểm 14 tháng trước khi kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 tiến hành.

- Ông vào Đảng ngay sau khi hoàn thành 14 năm học, bao gồm 10 năm phổ thông và 4 năm Đại học.

- Thời gian học nghiên cứu sinh của ông ở Việt Nam là 32 tháng, ở Liên Xô là 24 tháng, tổng cộng là 14 x 4 = 56 tháng. 14-4 là ngày sinh của ông, nhắc lại.

- Ông làm việc tại Tạp chí Cộng sản từ năm 1967 với tư cách cán bộ bình thường trong 14 năm thì được lựa chọn vào nhóm hạt giống đỏ và sang Liên Xô học tập vào năm 1981.

- Sau 2 năm học tại Liên Xô, năm 1983, ông chính thức trở thành cán bộ của Đảng với chức vụ đầu tiên là Phó ban Xây dựng Đảng của Tạp chí Cộng sản. Năm 1997, ông trở thành cán bộ cấp Trung ương khi gia nhập Bộ Chính trị, cũng đúng 14 năm sau khi đảm nhiệm chức vụ đầu tiên trong sự nghiệp.

Sưu tầm

ỨNG ĐỐI. Thơ. Lê Trường Hưởng

ỨNG ĐỐI


Sứ thần xưa ứng đối thông minh

Phương Bắc xăm soi bắt bẻ mình

Họ vẫn thâm trầm chờ hớ dại

Ta luôn ứng xử thật tài tình

Thời nay hậu duệ không hề sợ

Hiện tại “Thiên triều” phải thất kinh

Nước lớn làm sao mà áp đặt

Giữ gìn tổ quốc mãi yên bình!

 

L.T.H.



Xin mời đọc văn bản:

CUỘC ĐỐI ĐÁP CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG VỚI HỒ CẨM ĐÀO VỀ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

– Tháng 10/2011, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có cuộc gặp tại Bắc Kinh. Trong một buổi nói chuyện Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó là Hồ Cẩm Đào đã nói rất rõ với đại ý:
“Chúng tôi không thể bỏ đường 9 đoạn được vì đường chín đoạn là cái “lịch sử” để lại, nếu chúng tôi bỏ nó thì người dân Trung Quốc không theo chúng tôi”.
Đáp lại câu này Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam – Nguyễn Phú Trọng nói:
“Các đồng chí nói sai rồi, cái đường đó đâu phải là đường lịch sử để lại. Đường đó là của Tưởng Giới Thạch. Chúng tôi và các đồng chí đều không công nhận Tưởng Giới Thạch vì thế làm sao có thể công nhận sản phẩm của họ? Nếu các đồng chí nói lịch sử thì lẽ ra phải nói đến “Nhị thập tứ sử” hay “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” chứ?”
(Đại ý Cụ Tổng nhắc khéo anh Đào là nếu công nhận Tưởng Giới Thạch thì tức là công nhận Đài Loan không còn thuộc Trung Quốc)
Đến đây, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chỉ còn biết im lặng… Từ đó về sau không bao giờ thấy người đứng đầu Trung Quốc, kể cả Tập Cận Bình chủ động nhắc đến vấn đề này đối với Đoàn Công tác TW nào của Việt Nam.
Xin nói thêm:
– “Nhị thập tứ sử” là bộ chính sử được các triều đại Trung Quốc thừa nhận. Bộ sử ký này ghi chép từ Thượng cổ đến thời nhà Thanh. Trong đó các mục Địa lý đều không đề cập đến các hòn đảo ở xa hơn đảo Hải Nam.
– “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” – Tập bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ được thực hiện dưới thời nhà Thanh, xuất bản năm 1904 trong đó ghi rõ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.
– Một lần khác trong chuyến thăm Trung Quốc, Tập Cận Bình nói với TBT Nguyễn Phú Trọng: “Vừa rồi Việt Nam khai thác của Trung Quốc mấy chục triệu thùng dầu mà không ý kiến gì với Trung Quốc” – ý Tập muốn nắn gân thử xem phản ứng của phía ta ra sao.
Đáp lại TBT Nguyễn Phú Trọng điềm đạm thong thả nói: “Việt Nam khai thác dầu trên thềm lục địa của Việt Nam, nếu các đồng chí nói đó là lãnh thổ Trung Quốc thì cứ đệ đơn ra tòa quốc tế mà kiện, tòa phán sao Việt Nam chấp hành vậy”.
Câu nói này của TBT Nguyễn Phú Trọng như là miếng băng keo dán mồm Tập khiến Tập cứng lưỡi phải làm ngơ lơ sang chuyện khác, đúng là dù có lắt léo nham hiểm đến đâu đi nữa thì “Danh không chính ắt ngôn cũng chẳng thuận”.

Nguồn: Tác chiến mạng 

TIẾC THƯƠNG ÔNG! Thơ. Lê Trường Hưởng

TIẾC THƯƠNG ÔNG!

( Bát vĩ đồng âm )

Non sông đất nước tiếc thương ông!

Vì nước vì dân đã hết lòng

Vì nước lái con thuyền vượt sóng

Vì dân che chắn khỏi mưa giông

Mong dân đi tới thiên đường sống

Muốn nước vươn lên sánh cộng đồng

Yêu nước thương dân tình cháy bỏng

Non sông đất nước tiếc thương ông!

 

L.T.H.

Hình minh họa sưu tầm 

 


NGƯỜI CỘNG SẢN NGUYỄN PHÚ TRỌNG. Thơ. Lê Trường Hưởng

NGƯỜI CỘNG SẢN
NGUYỄN PHÚ TRỌNG

 

Theo Đảng đã đi suốt cuộc đời!

Từ thanh xuân đến lúc tàn hơi

Mong về đất tổ dành đơn giản

Muốn trở lại quê tránh vẽ vời

Đảng bảo nằm đâu không cưỡng lại

Vợ con đặt đó thuận như lời

Lập trường sau trước luôn kiên định

Theo Đảng đã đi suốt cuộc đời!

 

L.T.H.

Hình minh họa sưu tầm  

PHÚT CUỐI. Thơ. Lê Trường Hưởng

PHÚT CUỐI

 

Muốn về với đất tổ quê cha

Nấm mộ nhỏ nhoi yên nghỉ mà

Không chiếm đất dân gây thiệt hại

Chẳng giành chỗ tốt tạo phiền hà

Sáng trong mẫu mực khi còn sống

Giản dị chân thành lúc khuất xa

Phút cuối không quên còn dặn vợ

Bóng người như vẫn ở bên ta!

 

L.T.H.

Hình minh họa sưu tầm  


ĐÁNG BUỒN THAY! Thơ. Lê Trường Hưởng

ĐÁNG BUỒN THAY!

 

Giáo Sư trường Luật hãy xem đây!:

Tổng Bí Thư lễ phép kính thầy

Chức trọng chữ tình thêm trọng thị

Quyền cao câu nghĩa đặt cao dầy

Vì sao quỳ trước chân trò xấc?

Nguyên cớ tâng lên kẻ xược này?

Đảo ngược mọi luân thường đạo lý

Uy danh tự hạ đáng buồn thay!

 

L.T.H.

Hình minh họa sưu tầm 


NGƯỜI CUỐI CÙNG? Thơ. Lê Trường Hưởng

NGƯỜI CUỐI CÙNG?

 

Người cuối cùng đây có phải không?

Nghĩ suy sao thấy cứ buồn lòng!

Còn ai kiệt xuất mà dung dị?

Hết bậc hiền tài lại sáng trong?

Tay lái nào đưa thuyền vượt sóng?

Mái nhà đâu dựng chắn mưa giông?

Cồn cào trăn trở vì lo lắng

Người cuối cùng đây có phải không?

 

L.T.H.

Hình minh họa sưu tầm 

 


LO LẮNG NGHĨ SUY…Thơ. Lê Trường Hưởng

LO LẮNG NGHĨ SUY…

 

“Người tử tế sau cùng” đã đi!

Thế gian tài đức hỏi còn gì?

Chuyển sang mạt pháp không sao cưỡng

Rơi xuống suy vong chẳng cách gì

Thiên hạ còn ai lo trước nhỉ

Đỉnh cao đâu kẻ nói câu vì…

Con thuyền không lái dần trôi dạt

Lo lắng bồn chồn cứ nghĩ suy…

 

L.T.H.

Hình minh họa sưu tầm 

 

SAO BĂNG…Thơ. Lê Trường Hưởng

SAO BĂNG…

 

Vì sao sáng nhất đã băng rồi!

Ánh chiếu đâu còn để dõi soi

Bóng tối bao trùm toàn dốc núi

Màn đêm buông phủ khắp sườn đồi

Xuất kỳ bước hụt lăn chân dốc

Bất ý sai đường vực thẳm rơi

Ngọn đuốc nào bừng lên dẫn lối?

Hoang mang lo lắng quá đi thôi!

 

L.T.H.

Hình minh họa sưu tầm 

CÓ AI NGỜ ! Thơ. Lê Trường Hưởng

CÓ AI NGỜ !

 

Mười nghìn cú sét giáng ghê thay!

Dai dẳng mưa to suốt mấy ngày…

Điềm báo quốc tang mà chẳng biết

Bảo rằng chuyện lớn lại không hay

Con người tận tụy vì dân đó

Lãnh tụ suốt đời với nước đây

Theo đúng tấm gương trong của Bác

Ra đi già trẻ lệ rơi đầy…

 

L.T.H.

Hình minh họa sưu tầm 

HIỆN TƯỢNG…Thơ. Lê Trường Hưởng

HIỆN TƯỢNG…

 

Hiện tượng thiên nhiên thấy khác thường

Là điềm báo trước những tai ương

Lũ tràn đất lở không sao biết

Bão lớn sóng dâng chẳng thể lường

Đột ngôt phải mau vào Bệnh Viện

Bất ngờ nhanh chóng tặng Huân chương

Chuyện gì sẽ xảy sau đây nhỉ

Phấn khởi hay là lại khóc thương?

 

L.T.H.

Hình minh họa sưu tầm 

NGỘ NHẬN…Thơ. Lê Trường Hưởng

NGỘ NHẬN…



Ngộ nhận mình chưa phải đã già

Cho dù trên tám chục niên qua

Nàng thơ đắm đuối tim rung động

Kiều nữ si mê mắt dán xa

Du lịch nhiều nơi ưa thích đó

Hội hè khắp chốn mải chơi mà

Giao lưu xướng hoạ tràn thi hứng

Ngộ nhận mình chưa phải đã già!



L.T.H.

Hình minh họa sưu tầm  

GIÁO VÀ LƯƠNG. Thơ. Lê Trường Hưởng

GIÁO VÀ LƯƠNG

 

Tôi không phân biệt Giáo và Lương

Bởi cả hai chung bước một đường

Chỉ lối mình đi theo hướng thiện

Dẫn đưa ta đến với yêu thương

Bao dung độ lượng cho kình địch

Tha thứ nhân từ với đối phương

Buồn quá bây giờ nhìn thực tế

Lương thời mạt pháp có ai lường?

 

L.T.H.

Hình minh họa sưu tầm 


ÔI RÁO SƯ TIẾN SỈ! Thơ. Lê Trường Hưởng

ÔI RÁO SƯ TIẾN SỈ!

 

Hoàng Chí Phèo chối biến chối bay:

Thích chân Quang-chẳng biết ông này!

Ây ai (AI) công nghệ tinh vi đó

Cắt ghép Vi Deo ngụy tạo đây

Tráo trở uốn thêm ba tấc lưỡi

Câng câng phơi rõ mặt da dày

Nhổ rồi lại liếm sao ghê tởm

Bịa đặt dối lừa phải trị ngay!

 

L.T.H.

Minh họa sưu tầm 


TIẾN SĨ XỨ ĐÔNG LÀO! Thơ. Lê Tường Hưởng

TIẾN SĨ XỨ ĐÔNG LÀO!



Xứ Đông Lào Tiến Sĩ như…Gà!

Lò ấp thi nhau sản xuất ra

Trứng nứt hay non đều vẫn đậu

Trứng không có Trống thảy xong mà!

Miễn là giống đỏ cần lưu ý

Phải đúng loại này chớ bỏ qua

Thế Giới nghiêng mình mà bái phục

Xứ Đông Lào Tiến Sĩ như…Gà!




L.T.H.

Hình minh họa sưu tầm  

TIẾN SĨ VÀ…TIẾN SỈ! Thơ. Lê Trường Hưởng

TIẾN SĨ VÀ…TIẾN SỈ!

 

Hai ông Tiến Sĩ chính danh đây

Lại cặp đôi Tiến Sỉ mặt dày

Bảo-Việt lưu manh là kẻ xấu

Nhưỡng-Vân quân tử chính nhân đây

Nhưỡng-Vân tranh đấu sa luôn hố

Bảo-Việt mỵ dân chất của đầy

Làn sóng bất bình dâng ngập khắp

Chỗ ngồi Sĩ Sỉ đổi nhau ngay!

 

L.T.H.

Hình minh họa sưu tầm  



KHÔI HÀI! Thơ. Lê Trường Hưởng

KHÔI HÀI!

 

Viện Nhân tài* giải thể đã ba năm

Hoàng Chí Bảo sao vẫn cứ…nhầm

Bằng xác nhận trao cho Tấn Việt

Giấy tôn vinh gửi tặng hiền nhân

Khôi hài hơn nữa…cho thôi chức

Chủ tịch Viện ma…đã mất mâm

Cả xứ Đông Lào cười vỡ bụng

Từ trên xuống dưới thảy đu…hâm!

 

L.T.H.

* Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài - nhân lực do ông Hoàng Chí Bảo Chủ tịch Hội đồng Khoa học đã giải thể nhưng vẫn cấp bằng ”Hiền tài nước Việt” cho Thích Chân Quang! 

Hình minh họa sưu tầm


TÁI CƠ CẤU GIÁO HỘI PHẬT GIÁO! Thơ. Lê Trường Hưởng

TÁI CƠ CẤU GIÁO HỘI PHẬT GIÁO!

 

Giáo Hội cần cơ cấu lại thôi!

Chư Tăng phạm giới quá nhiều rồi!

“Trụ trì” tục lụy còn vương vấn

“Đại đức” tham sân si chẳng rời!

Thuyết Pháp sai đường làm…Pháp rụng

Giảng Kinh lạc lối để…Kinh rơi

Lòng tin đức Phật dần vơi bớt

Giáo Hội cần cơ cấu lại thôi!

 

L.T.H.

 Hình minh họa sưu tầm

NAN GIẢI VÔ CÙNG! Thơ. Lê Trường Hưởng

NAN GIẢI VÔ CÙNG!

( Về việc Ngài Thích Minh Tuệ )

Ẩn tu mà chẳng được yên thân!

Phật tử nhiều nơi đến hợp quần

Chiêm bái Ngài như là Phật sống

Tin yêu Sư tựa bậc Tiên Thần

Vô tình trật tự giao thông nhiễu

Cố ý “ăn theo” cũng góp phần

Nan giải vô cùng sao giải quyết?

Ẩn tu mà chẳng được yên thân!

 

L.T.H.

Hình minh họa sưu tầm 


PHẬT SỐNG THÍCH MINH TUỆ! Thơ. Lê Trường Hưởng

PHẬT SỐNG THÍCH MINH TUỆ!

 

Một mình chống lại Ma phi a*!

Phân rõ giả-chân chính với tà

Minh Tuệ bộ hành cùng khất thực

Thiền Sư tu tập hạnh đầu đà

Lời vàng giúp Tối tăm khai sáng

Gót ngọc làm Mê muội ngộ ra

Dân đã tôn vinh thành Phật sống!

Hào quang soi rõ mặt Tăng ma!

 

L.T.H.

* Tên một bộ phim nổi tiếng

Hình minh họa sưu tầm


Bách khoa toàn thư mở WIKIPEDIA nói về Thích Minh Tuệ:

Thích Minh Tuệ

Thích Minh Tuệ
Tên khai sinhLê Anh Tú
Pháp hiệuThích Minh Tuệ
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Trường pháiPhật giáo Nam truyền
Bộ pháiThượng tọa bộ
Xuất gia2015
Tu tập tạiKhông có nơi cố định
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhLê Anh Tú
Ngày sinh1981 (42–43 tuổi)
Nơi sinhKỳ AnhHà Tĩnh, Việt Nam
Giới tínhnam
Trường họcTrường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên
Nghề nghiệptì-kheokhất sĩ, địa chính viên
Quốc tịch Việt Nam
 Cổng thông tin Phật giáo

Lê Anh Tú (sinh năm 1981), thường được biết đến với pháp hiệu Thích Minh Tuệ, là một tu sĩ Phật giáo người Việt Nam. Từng có thời gian ngắn tu tại chùa sau khi từ bỏ công việc địa chính viên, Thích Minh Tuệ quyết định "tập học theo lời Phật dạy" bằng cách giữ 13 hạnh đầu đà theo Phật giáo Thượng tọa bộ và bộ hành khất thực khắp đất nước trong nhiều năm. Hành trình đi bộ năm 2024 của ông gây nên sự chú ý với đông đảo quần chúng Việt Nam, thu hút hàng nghìn người đến tìm gặp và có lúc lên đến hàng trăm người theo chân ông, dẫn tới nhiều xáo trộn xã hội và trật tự trị an, đồng thời biến ông trở thành một nhân vật nổi tiếng trên Internet "bất đắc dĩ".

Phương pháp tu tập của ông đã gây tranh cãi trong giới tu hành Việt Nam, khi nhiều người tán thán đức tu buông bỏ vật chất của ông, song cũng có ý kiến cho rằng ông đang vô tình gây chia rẽ tôn giáo. Chính giới Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ thái độ không hài lòng về sự nổi danh của ông, lo ngại rằng các nhóm bất đồng chính kiến có thể lợi dụng điều đó để chống lại đường lối của chính phủ và đảng cầm quyền. Việc Thích Minh Tuệ ngừng bộ hành vào đầu tháng 6 năm 2024 và ẩn tích làm dấy lên nghi vấn liệu ông có thực sự tự nguyện dừng bước, trong khi truyền thông nhà nước đã thẳng thừng bác bỏ mối nghi ngờ này.

Tính chính danh của ông cũng là đề tài được bàn tán rộng rãi. Giáo hội Phật giáo Việt Nam không chấp nhận gọi ông là "tu sĩ Phật giáo", tuy nhiên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất công nhận điều này và khen ngợi ông hội đủ phẩm hạnh cho danh xưng đó. Đồng tình với việc gọi Thích Minh Tuệ là tu sĩ, dù chính ông không tự nhận mình như thế, các nhà quan sát nhận định việc đánh giá một cá nhân có phải là tu sĩ hay không không phụ thuộc vào sự đồng ý của bất kỳ tổ chức nào.

Xuất thân

Lê Anh Tú sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn (có nguồn ghi xã Kỳ Tân[1]), huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.[2] Ông là con thứ hai trong một gia đình có bốn người con. Năm 1994, ông cùng gia đình chuyển đến xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai sinh sống.[3] Theo lời cha ông Lê Xuân, lúc nhỏ Lê Anh Tú là người "hiền lành, hiếu thảo, học lực khá nên được mọi người quý mến."[1]

Tại Gia Lai, khi học hết phổ thông trung học, ông đi nghĩa vụ quân sự khoảng ba năm.[3] Sau khi xuất ngũ, ông theo học Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên.[3] Sau khi tốt nghiệp, ông làm địa chính viên cho một công ty tư nhân có trụ sở tại tỉnh Phú Yên, nhưng chủ yếu công tác ở tỉnh Đắk Lắk.[4] Ông đọc sách về Phật pháp trong thời gian này và thực hành ăn chay, tu tại gia.[1]

Quá trình tu tập

Năm 2015, Lê Anh Tú quyết định xuất gia,[5] lấy pháp hiệu là Thích Minh Tuệ và từng có thời gian ngắn tu tập tại một ngôi chùa.[6] Tháng 10 năm 2017, ông về nhà cha mẹ làm giấy tờ liên quan đến công việc cá nhân, rồi từ đó không còn liên lạc với gia đình.[7] Từ năm 2017 (có nguồn ghi năm 2018[8]) đến năm 2023, Thích Minh Tuệ đã ba lần đi bộ từ miền Nam ra miền Bắc Việt Nam và chiều ngược lại theo hình thức thực hành tu tập 13 hạnh đầu đà của Phật giáo Thượng tọa bộ. Những lần bộ hành này diễn ra thuận lợi trong thầm lặng. Thời gian đầu đôi lúc mệt, ông phải di chuyển bằng xe khách. Từ năm 2020 trở đi, ông bộ hành tuyệt đối, chỉ di chuyển bằng đường thủy khi phải đi đò qua sông.[9] Ông đã đi bộ qua gần như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, trừ một số tỉnh phía nam không nằm trên trục đường chính.[6]

Năm 2024 là lần thứ tư ông đi bộ, xuất phát từ tỉnh Khánh Hòa lên Cao Bằng – Hà Giang rồi quay ngược về.[10] Hành trình quay về đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, có thời điểm lên tới hàng trăm người theo ông bộ hành.[3] Trong quá trình bộ hành, Thích Minh Tuệ chỉ ăn cơm chay một bữa vào sáng sớm nhờ bố thí và từ buổi trưa trở đi ông sẽ không nhận thức ăn, nước uống. Ông tắm rửa ở sông suối hoặc xin nhờ các trạm xăng trên đường bộ hành. Y phục của ông là những tấm vải nhặt được ở nghĩa địa hoặc dọc đường rồi chắp vá lại.[7] Ông cũng không sử dụng điện thoại trong lúc tu tập.[9] Một nét đặc trưng khác ở ông là không tự xưng mình bằng "thầy" như một nhà sư hay xưng "tôi" khi giao tiếp với người khác, mà chỉ xưng "con", điều được cho là mang tinh thần của triết lý "vô ngã".[11]

VnExpress thuật lời Thích Minh Tuệ cho biết ông chưa từng nhận là tu sĩ và bản thân cũng "cảm thấy chưa xứng đáng làm tu sĩ bởi đạo đức của mình chưa đạt đến cảnh giới đó."[6][12] Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì khẳng định ông không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tu viện nào thuộc giáo hội này.[13][14] Ngược lại, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất công nhận ông "đúng là một tu sĩ Phật giáo" mà không cần phải theo giáo hội hay tổ chức nào.[15]

Đầu tháng 6 năm 2024, khi đi ngang qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế, Thích Minh Tuệ dừng bộ hành. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ thì ông "tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực" sau khi trao đổi với các cơ quan chức năng của Việt Nam.[10] Tuy nhiên, theo Đài Á Châu Tự Do dẫn lời những người đi khất thực cùng ông thì rạng sáng ngày 3 tháng 6, đoàn gồm 72 khất sĩ bị lực lượng an ninh khống chế đưa tới các đồn công an để thẩm vấn và sau đó được trả tự do rải rác ở những tỉnh khác nhau.[16] Riêng Thích Minh Tuệ được lực lượng chức năng đưa đến nơi mà ông yêu cầu, theo báo Thanh Niên dẫn nguồn từ giới chức địa phương.[17] Còn theo báo Người Việt thì ông bị "cưỡng bức" đưa lên xe hơi chở đi mà không rõ điểm đến.[18] Công an tỉnh Gia Lai đã tiến hành lấy dấu vân tay làm căn cước công dân cho ông.[19] BBC News tuyên bố đã nhận được nhiều thông tin về việc đoàn khất sĩ bị chính quyền giải tán ngay trong đêm gần thành phố Huế, thay vì "tự nguyện".[20]

Trong bản tin Thời sự tối của Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng vào ngày 8 tháng 6, Thích Minh Tuệ cho biết sức khỏe và tinh thần của mình vẫn tốt. Được phóng viên phỏng vấn, ông bày tỏ mong muốn mọi người sẽ không tập trung lại khi thấy mình đi ra đường vì như thế sẽ khiến ông "không [tu] học được nữa."[21] Truyền thông đối lập chỉ ra không ít công luận tin rằng có sự cắt ghép, dàn dựng trong video phỏng vấn này, và lo ngại ông đang bị "giam lỏng".[22] Theo BBC News, việc ông ra mặt trên sóng truyền hình lại tiếp tục "làm dấy lên nghi ngờ"; hãng tin nêu bật những mâu thuẫn về mặt thời gian, sự thiếu nhất quán trong bối cảnh cùng các biểu hiện được cho là bất thường của vị tu sĩ.[23] Trong bản tin tiếp theo ngày 9 tháng 6, Thích Minh Tuệ cho biết đã lên một số kế hoạch về việc tu tập của mình. Ông chia sẻ, chỉ khi người dân không tụ tập đông, đảm bảo an ninh trật tự và giao thông thì ông mới tiếp tục bộ hành; nếu không, ông sẽ chỉ an trú một nơi nhất định rồi khất thực quanh đó.[24]

Công an tỉnh Gia Lai ngày 10 tháng 6 đã đăng một video phỏng vấn Thích Minh Tuệ sau khi ông nhận thẻ căn cước,[25] và báo Người Lao Động cũng đã phỏng vấn trực tiếp ông vào chiều hôm đó. Trong các cuộc phỏng vấn, ông nêu lý do tạm dừng bộ hành là nhằm "đảm bảo an toàn giao thông, tránh việc tụ tập đông người làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự," đồng thời chia sẻ dự định tiếp tục đi khất thực theo lời Phật dạy.[26] Ông cũng bày tỏ nguyện vọng được hành hương đến Ấn Độ để đảnh lễ bốn thánh địa Phật giáo (Tứ động tâm) nhờ thẻ căn cước của mình.[27] Báo Thanh Niên tiết lộ Thích Minh Tuệ đang tu tập tại "một địa điểm bí mật ở Gia Lai."[28] Chỉ ít ngày sau, hàng nghìn người tiếp tục đổ về địa phương này với mong muốn gặp mặt ông;[29] khiến ông phải đi nơi khác ẩn tu.[30]